6.10.09

Hãy viết tiểu phẩm đi

Ngày 15/11/2009, bài này được chuyển sang blog: http://www.creationmini.blogspot.com/ ở mục "Each book is a creation"

Tóm tắt các bước để viết tiểu phẩm:
  1. Bắt đầu từ chổ nào?
    Sự kiện được phản ảnh trên báo, chứa đựng mâu thuẫn.
  2. Cài đặt, mở ra và thắt lại.
  3. Ngôn ngữ.
    Vận dụng thành ngữ, ca dao, câu thơ, tích xưa, từ ngoại.
  4. Thế nào là phong cách.
    Trước tiên phải viết tiểu phẩm đạt mức "sạch nước cản".
  5. Đặt tít.
    Tít phải có ẩn ý, ý nghĩa thâm thúy.
  6. Câu mở đầu.
    Nếu câu mở đầu chạm ngay vào vấn đề thì bài ấy là bài hay.
  7. Đi tiếp.
    Chia bài thành vài đoạn, mỗi đoạn là một vấn đề nhỏ, quan điểm nhỏ.
  8. "Đánh" thế nào?
    Phát hiện mâu thuẩn, khẳng định vấn đề, phê phán thói xấu, lên án hành vi vô đạo.
"Hãy viết tiểu phẩm đi" là tựa của một cuốn sách mõng, tác giả là nhà báo Lý Sinh Sự. Rất hay đối với người muốn học cách viết tiểu phẩm và cũng rất hay đối với người không muốn viết tiểu phẩm. Cần phải đọc hết cuốn sách. Ở đây xin được giải thích tóm tắt trên bằng cách trích từ cuốn sách ra một chút thôi.



  1. Bắt đầu từ chổ nào?
    "Vạn sự khởi đầu nan". Riêng với tiểu phẩm báo chí, khởi đầu bao giờ cũng là một sự kiện. Một sự kiện được phản ảnh trên báo chí về cơ bản dưới dạng một bản tin. Tin hay bài không nói trong tập sách này. Còn với tiểu phẩm, từ các sự kiện, nhiều khi từ chính các bản tin, người viết "chế" ra tiểu phẩm. Có người gọi đó là "bình luận nghệ thuật". Bình luận không dễ, còn nghệ thuật lại có những đòi hỏi cao hơn.
    Từ một sự kiện, người viết bản tin chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc "W": Chuyện gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Như thế nào?. . . Còn với tiểu phẩm có khác. Sự kiện được chọn làm "nguyên liệu" cho tiểu phẩm phải là các sự kiện chứa đựng những mâu thuẩn.
    Thí dụ, do "bệnh thành tích" trong giáo dục mà có cảnh "sáng lớp 6 chiều lớp 1". Sáng đi học cho đủ tiêu chuẩn phổ cập cấp I do Bộ Gíao dục đề ra. Chiều phải học đọc, học viết lại từ đầu vì em này mất kiến thức cơ bản. Một sự kiện như thế gọi là "nguyên liệu chuẩn" để người viết tiểu phẩm "nấu nướng" với các kiểu "nghệ thuật" khác nhau, từ phê phán đến mỉa mai, chê bai thẳng thừng hay "đá móc" sau lưng, thậm chí đem "bệnh thành tích" ra pha trò cười, cao hơn là bêu riếu trước bàn dân thiên hạ. Cũng cần nhắc, dù "xào nấu" thế nào cũng chỉ là một món, món tiểu phẩm này không đựng bằng bát ô tô, chỉ là chén nhỏ, nhưng đậm đà bản sắc "chính luận nghệ thuật".
  2. Cài đặt, mở ra và thắt lại.
    Như trên đã nói, tiểu phẩm không ăn sống nuốt tươi sự kiện mà người ta phải chế biến, gia giảm. Cách chế biến thông thường là cài đặt. Phải biết cài đặt các mâu thuẩn trong sự kiện sao cho nó "tự nhiên một cách hữu ý" để đến lúc kết mới nói huỵch toẹt ra rằng "bệnh thành tích" trong giáo dục như trên là một trò hề không hơn không kém. Trò hề thì phải gây cười, cười vỡ bụng hay cười ruồi, tùy theo phong cách người viết. . . Cũng có tác giả tìm ra một kết cấu khác cho tiểu phẩm của mình, nhưng nhìn chung xây dựng kết cấu của tiểu phẩm phải có kịch tính. Nghĩa là phải đẩy mâu thuẩn lên cao trào rồi mới "mở nút" để cùng vừa cười vừa chê. Không có chuyện viết tiểu phẩm theo kiểu "rút ra bài học" như các tờ báo chính trị. Thích mà nhớ, nhớ mà suy ngẫm, cười mà ghét, biết mà đánh giá, hoặc để cảnh tỉnh, cảnh báo, cảnh cáo, cảnh giác. Đó là "mục đích nghệ thuật" của tiểu phẩm.
  3. Ngôn ngữ.
    Như vậy, tiểu phẩm là biết chọn nội dung làm bạn đọc thích thú. Cái lý thuyết "hai quan" tạo ra sự thích thú là chọn nội dung có liên quan đến người đọc, hoặc là chuyện mà người đọc "quan tâm". Điều quan trọng thứ hai là ngôn ngữ, hay nói cụ thể là cách dùng chữ cũng phải làm bạn đọc thích thú như nội dung, thậm chí hơn được càng tối.
    Các vị "tiền bối" tiểu phẩm đã dạy: Ngôn ngữ tiểu phẩm phải đảm bảo trong một bài có vài câu hay, vàl chữ đọc thấy sướng.
    Một vài yêu cầu về ngôn ngữ:
    1. Dùng nhiều thành ngữ, ca dao và nói chung là ngôn ngữ mà nhân dân ta hay dùng hàng ngày. Tiếng Việt có nhiều thành ngữ, ca dao tục ngữ có tính khái quát cao như "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mữa", "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", Lắm thầy thối ma", Đầu voi đuôi chuột" . . . Chỉ cần "nồi nào vung nấy", không dùng chữ gán ghép khiên cưỡng hay ngớ ngẩn là được.
    2. Có thể đưa vào tiểu phẩm những câu thơ đã được mọi người thuộc như ca dao ví như những câu trong Truyện Kiều.
    3. Dùng tích xưa nói chuyện nay như "Võ Tòng đả hổ".
    4. Có thể dùng cả từ nước ngoài để "gút bay" quan tham, "lôpby" để nói chuyện lo lót, "mitxtơ" thay cho từ ngài, "holigan" thay cho từ côn đồ . . .
    Nói chung việc dùng từ trong 4 yêu cầu trên làm tăng thêm tính hài hướt, làm đậm thêm chất châm biếm của tiểu phẩm . . . Nên nhớ, tin tức phản ảnh ngay lập tức sự kiện. Tiểu phẩm có sau tin tức. Làm tin đi sau là cho độc giả ăn cơm nguội. Tiểu phẩm đem cơm nguội ra rang mỡ, cho gia giảm vào thành "Cơm rang thập cẩm" hay đặc sản như "Cơm chiên Dương Châu".
  4. Thế nào là phong cách.
    Viết tiểu phẩm mà không có phong cách thì ít người đọc. Người ta đọc nhiều cũng là vì nhớ cách viết, nhớ đến tác giả, tức là nhớ đến phong cách. Để đạt đến phong cách trong sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ phải dành hàng chục năm lao động nghệ thuật nghiêm túc, cộng với sự tìm tòi sáng tạo.
    Như vậy, phong cách có hai giai đoạn. Giai đoạn một là phải biết cách viết tiểu phẩm. Khi đã "sạch nước cản" rồi, viết quen tay rồi thì chuyển sang giai đoạn hai, tức là tìm tòi sáng tạo ra lối viết riêng "không giống ai" của mình.
    (cần phải đọc sách để rõ thêm nội dung này)
  5. Đặt tít.
    Tít là một nữa thành công của tiểu phẩm. Có người nói tít quyết địh số phận một bài báo, tít có bắt mắt người ta mới đọc. Tít chẳng gợi mỡ tò mò dễ bị bỏ qua. Ngược lại, tít hay là vồ ngay mà đọc. Tít của tiểu phẩm không cần tuân thủ các yêu cầu của tít bài báo, phóng sự. Tít tiểu phẩm phần nhiều là kết quả của sự việc.
    Tùy từg loại bài tiểu phẩm mà có cách đặt tít theo các kiểu khác nhau: tít có tính chiến đầu, tít chính luận, tít có tính văn nghệ, tít nói đùa, tít châm chích. Dù là tít kiểu gì, tiểu phẩm đòi hỏi tít phải có ẩn ý, ý nghĩa thâm thúy vì bản thân sự việc nêu trong tiểu phẩm đã là những mâu thuẩn, nghịch lý, bất cập.
    Thí dụ: "Cái lợi của. . . .xỉn", "Tiến một bước, lùi hai bước", . . .
  6. Câu mở đầu.
    Câu thứ nhứt là khó nhứt. Nó như là điệu nhạc mở ra cho cả bản nhạc, thường là mất rất nhiều thời giờ mới tìm ra.
    Nếu câu mở đầu viết xa quá, thì cả bài sẽ lan man, lòng thòng. Nếu câu mở đầu chạm ngay vào vấn đề thì bài ấy là bài hay.
    Bí quyết viết văn là "mở cửa thấy núi", tức là nói ngay vào vấn đề để bạn đọc chú ý, có khái niệm chung trước tiên ở trong óc, rồi hãy giải thích dần dà sau.
    Nếu tiểu phẩm mang mục đích phê phán gay gắt thì ngay từ câu mở đầu đã phải đưa ra quan điểm của mình một cách thẳng thừng.
    Cũng có khi mở đầu bằng cách dẫn câu nói của ai đó rồi bắt đầu chứng minh câu đó là đúng hoặc sai với thực tế hiện tại.
  7. Đi tiếp.
    Cả bài tiểu phẩm là một vấn đề lớn, quan điểm lớn. Để thể hiện được điều đó phải chia bài thành vài đoạn, mỗi đoạn là một vấn đề nhỏ, quan điểm nhỏ.
    Các ý phải liên quan với nhau, đừng để hai quan điểm không liên quan với nhau vào một đoạn.
    Muốn viết cho hay, không nhạt nhẽo phải dùng giọng điệu, lúc thì khẳng định, khi thì hoài nghi, lúc thì nêu câu hỏi chất vấn, khi thì (giả vờ) sửng sốt, ngạc nhiên.
    Người xưa nói "Lòng lạnh như băng, văn như đống tro tàn". Người viết tiểu phẩm phải có trách nhiệm chính trị và nhiệt tình với cuộc sống. Nói cách khác là phải dám đấu tranh. Khi nói phải vận dụng các phương pháp khoa học của triết học, có biện chứng, biện luận. Viết tiểu phẩm về cơ bản là biện luận để tìm ra chân lý.
  8. "Đánh" thế nào?
    Chống để xây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tiểu phẩm. Nêu một vấn đề ra bao giờ cũng phải có cái để tán thành, có mặt để phản đối. Viết tiểu phẩm để "đấu tranh nội bộ" cũng chỉ cần ớ mức độ phát hiện mâu thuẩn, khẳng định vấn đề, phê phán thói xấu, lên án hành vi vô đạo.

Không có nhận xét nào: