13.10.09

Vận động khớp

  1. XOAY CỔ TAY:
    Hai bàn tay nắm lại và đưa ra phía trước gần ngực. Xoay vặn nắm tay theo hình số 8. Lặp lại theo chiều ngược lại.
    Nên giữ 2 vai và 2 khuỷu tay được thả lõng. Trong lúc tập, không căng cơ vùng cổ và lưng trên.
  2. XOAY KHUỶU TAY:
    Xoay tròn 2 cẳng tay quanh khuỷu tay sao cho 2 bàn tay vẽ thành 2 vòng tròn song song trước mặt và chiều ngược lại.
    Nên thả lõng 2 vai và lưng trên.
  3. XOAY KHỚP VAI:
    Đặt hờ 2 bàn tay trên 2 vai, xoay 2 cùi chỏ thành 2 vòng tròn ở 2 bên và chiều ngược lại.
  4. LUÂN PHIÊN NÂNG và HẠ 2 CÁNH TAY:
    Đứng, 2 bàn chân rộng bằng vai. Đưa thẳng tay qua một bên ngang với vai, co cẳng tay thẳng lên trời. Tay kia chỉa xuống đất về phía sau
    Xoay cánh tay trên xuống đất, đồng thời đưa cánh tay dưới lên trên, và ngược lại.
    Có thể xoay lố đà một chút.
  5. XOAY CỔ CHÂN:
    Đứng với 2 bàn chân sát nhau, co 2 đầu gối lại, 2 bàn tay ôm 2 đầu gối.
    Xoay 2 đầu gối theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
  6. XOAY HÔNG:
    Đứng, 2 bàn chân rộng bằng vai. Chống 2 bàn tay trên hông.
    Xoay thân trên qua trái và qua phải.
  7. . . . . .

Không nên cho rằng các động tác này thấy hoài mà chê. Nếu kiên trì tập đều đặn mỗi ngày sẽ có ích lợi rất lớn.
Người già tập số lần của mỗi động tác thì ít và nhiều lần trong ngày, lực và biên độ thấp.
Trung niên trẻ tuổi hơn thì tập số lần nhiều hơn, lực và biên độ có thể cao hơn tùy sức khỏe của mỗi người.
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính, thường xảy ra với những người ở lứa tuổi trung niên và cao niên. Trọng tâm của việc điều trị thoái hóa khớp là tập trung ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Một trong các biện pháp là tăng cường dinh dưỡng khớp thông qua tập luyện. Các động tác trên chỉ là các động tác khởi động thường thấy trưởc khi tập thể thao, tập võ và đặc biệt là khi tập dưỡng sinh, rất có ích với những người lớn tuổi, cao niên, hoặc có triệu chứng thoái hóa khớp.

Không có nhận xét nào: