Đường kinh | Gìơ | Gìơ | Vận hành bên trái, bàn tay để úp |
Thủ Thái âm Phế | Dần | 03-05 | Ra góc trong móng tay cái |
Thủ Dương minh Đại trường | Mão | 05-07 | Vào góc trong móng tay trỏ |
Túc Dương minh Vị | Thìn | 07-09 | Ra góc ngoài móng chân thứ 2 |
Túc Thái âm Tỳ | Tỵ | 09-11 | Vào góc trong móng chân cái |
Thủ Thiếu âm Tâm | Ngọ | 11-13 | Ra góc trong móng tay út |
Thủ Thái dương Tiểu trường | Mùi | 13-15 | Vào góc ngoài móng tay út |
Túc Thái dương Bàng quang | Thân | 15-17 | Ra góc ngoài móng chân út |
Túc Thiếu âm Thận | Dậu | 17-19 | Vào lòng bàn chân |
Thủ Quyết âm Tâm bào | Tuất | 19-21 | Ra góc trong móng tay giữa |
Thủ Thiếu dương Tam tiêu | Hợi | 21-23 | Vào góc ngoài móng tay áp út |
Túc Thiếu dương Đởm | Tý | 23-01 | Ra góc ngoài móng chân áp út |
Túc Quyết âm Can | Sửu | 01-03 | Vào góc ngoài móng chân cái |
Căn cứ vào các tài liệu của phương Đông để ghi lại định kỳ các thời điểm hưng phấn của kinh, mạch, huyệt trên cơ thể con người. Ứng dụng trong sức khỏe, chữa bịnh, võ thuật, . . .
Ở một tư thế ổn định, áp 2 bàn tay vào nhau và hở ra một chút. Sau một lúc, sẽ cảm thấy được sức ép khi đưa 2 bàn tay vào gần hơn, và sức hút khi đưa 2 bàn tay ra xa hơn.
Nếu chắp hai bàn tay vào nhau như các Nhà sư thường làm, sau 5 phút hoặc 10 phút sẽ có cảm giác rất lạ ở bàn tay.
Nguồn gốc từ Ấn Độ, khi ngồi thiền kiết già, có một thủ pháp là để ngữa hai bàn tay trên đầu gối với ba ngón út, áp út, giữa duỗi thẳng, hai đầu ngón cái và trỏ chạm vào nhau ở hai huyệt của hai kinh Thủ Thái âm Phế, Thủ Dương minh Đại trường. Thủ pháp này tương xứng với vòng tuần hoàn ra đầu ngón tay cái, vào đầu ngón tay trỏ. Cần phân tích trong Khí công Trung quốc - vòng Đại Chu Thiên, luồng khí chạy ra chưa tới đầu ngón cái đã chuyễn qua dưới ngón tay trỏ để chạy vào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét